Đo lường hiệu quả kinh doanh bằng các chỉ số rất quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá, đo lường, cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong phần 1 này, BEMO sẽ giới thiệu 8 chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh nhằm đo lường kinh doanh và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quản trị.
Table of Contents
1. Tăng trưởng doanh số hằng tháng
Đây là chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh cần thiết nên được áp dụng, vì cấp lãnh đạo có thể phỏng đoán được tình hình doanh số của tương lai sẽ như thế nào so với mục tiêu đặt ra. Hãy nghĩ xem nếu doanh nghiệp của bạn chỉ nắm bắt doanh số qua báo cáo quý, hoặc xa hơn là năm thì khó đưa ra các quyết định, hỗ trợ kịp thời, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Thêm vào đó, khi áp đặt doanh số tăng trưởng hàng tháng, doanh nghiệp có thể kích thích nhân viên nỗ lực đạt được mục tiêu.
2. Phần trăm lợi nhuận
Với chỉ số KPI của nhân viên kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ biết được lợi nhuận từ sản phẩm nào đang có tỷ lệ cao nhất, và có thể đưa ra chiến lược tối ưu hàng hóa. Hơn thế nữa, nhân viên kinh doanh có thể dựa trên tỷ lệ lợi nhuận để đưa ra chiết khấu, chương trình ưu đãi linh hoạt hơn để thu hút khách hàng.
3. Số đơn đặt hàng
Nếu doanh nghiệp bạn sở hữu chuỗi cửa hàng kinh doanh, thì đây là chỉ số để đo lường đơn hàng của mỗi đơn vị. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chính sách khen thưởng cho chi nhánh, nhân viên.
Đây được xem là một hình thức quản lý thúc đẩy bán hàng hiệu quả giữa các cửa hàng, vì tạo sự thi đua, và nhân viên mỗi chi nhánh sẽ nỗ lực để tăng doanh số.
Bạn có thể tìm hiểu cách xây dựng đội ngũ kinh doanh một cách hiệu quả tại đây.
4. Khách hàng tiềm năng mỗi tháng
Với chỉ số này trong các KPI của nhân viên kinh doanh, bộ phận kinh doanh sẽ có chiến lược ưu tiên để chăm sóc, tư vấn khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, vì trong giai đoạn mua hàng nếu không được chăm sóc chu đáo khách hàng sẽ rời bỏ thương hiệu.
Hơn thế nữa, khi áp dụng chỉ số này, doanh nghiệp sẽ biết được tỷ lệ thành công của một đơn hàng sẽ cần tương tác bao nhiêu email, tin nhắn,.. để có xây dựng cách thức tư vấn phù hợp tăng tỷ lệ chốt đơn hiệu quả hơn.
5. Doanh thu mục tiêu
Doanh nghiệp không nên bỏ qua chỉ số này trong KPI cho nhân viên kinh doanh , vì sẽ giúp phòng kinh doanh đánh giá được năng suất của nhân viên. Nhưng để hiệu quả, doanh nghiệp cần phải dựa vào doanh thu quý, năm trước để đưa ra doanh thu mục tiêu và xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh phù hợp. Chính điều này sẽ làm cho nhân viên không cảm thấy quá sức, và nỗ lực hơn để đạt mục tiêu.
6. Áp đặt đơn hàng trên một nhân viên
Khi áp đặt KPI cho nhân viên kinh doanh trên đơn hàng, doanh nghiệp sẽ biết được hiệu suất và điểm mạnh điểm yếu của một nhân viên bán hàng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có chích sách, chiến lược đào tạo phù hợp để tăng trưởng doanh số bền vững.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên áp đặt quá mức vì dễ tạo ra cạnh tranh giữa các nhân viên, thậm chí thiếu sự trung thực trong bán hàng để đạt chỉ tiêu.
7. Tỷ lệ giá trị đơn hàng
Giá trị đơn hàng cũng là chỉ số xác định được mức giá nào khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả dựa trên đơn hàng đã mua. Từ đó, nhân viên có thể trao đổi, xác định giá trị định lượng cho mỗi đơn hàng tiềm năng.
8. Số cuộc gọi, email mỗi tháng
Ngoài việc có thể xem được hoạt động tương tác của nhân viên với khách mua hàng, thì doanh nghiệp còn có thể xác định chất lượng email, cuộc gọi có làm hài lòng khách hoặc đo lường được nhu cầu của họ trong quá trình trao đổi mua hàng.
Trên đây là các chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi muốn áp dụng vào nội bộ. Hãy tiếp tục theo dõi BEMO để tìm hiểu những chỉ số kinh doanh quan trọng để tăng hiệu quả kinh doanh trong phần tiếp theo nhé.